Nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng uy tín ( Hà Nội )

Các thông tin cần biết về nhà mát sản xuất thực phẩm chức năng

Doanh số bán lẻ các sản phẩm thực phẩm bổ sung tại Việt Nam đã chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng 11% trong năm 2023, đạt 20,7 nghìn tỷ đồng. Dự đoán thị trường này vẫn còn phát triển mạnh mẽ trong tương lai tới. Sự tăng trưởng này có thể nhấn mạnh nhận thức về sức khỏe của người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tăng, nhất là sau thời kỳ đại dịch Covid-19. Nhà máy sản xuất

Thực phẩm chức năng là gì?

Thực phẩm chức năng (TPCN) là gì? TPCN có tốt không?

Thực phẩm chức năng là những sản phẩm nhằm mục đích thêm vào hoặc bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày nhưng không thay thế cho thực phẩm hoặc bữa ăn thông thường. Thực phẩm chức năng có nhiều dạng bào chế như viên nén, viên hoàn, viên nang cứng, viên nang mềm, viên gel, dung dịch, kẹo dẻo, dạng bột, dạng thanh,…

Vậy thực phẩm chức năng có tốt không?

Thực phẩm chức năng giúp bổ sung vitamin, khoáng chất, men vi sinh, chất xơ… Vậy nên, sử dụng thực phẩm chức năng giúp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất tương tự như trong trái cây, rau củ, quả hạch, hạt và ngũ cốc mang lại. Chúng hỗ trợ điều trị các bệnh như xương khớp, tiêu hóa, bổ não, bổ thận, tăng sức đề kháng, biếng ăn,…

Các loại TPCN trên thị trường hiện nay:

  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK)
  • Thực phẩm bổ sung (TPBS)
  • Thực phẩm dinh dưỡng y học

Vậy TPBVSK và TPBS là gì? Khác nhau như thế nào?

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe 

Thực phẩm bổ sung
Định nghĩa

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Thực phẩm bổ sung (TPBS) là thực phẩm được bổ sung vitamin, khoáng chất, chất vi lượng nhằm phòng ngừa, khắc phục sự thiếu hụt các chất đó đối với sức khỏe cộng đồng hay nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng.

Thẩm quyền TPBVSK sẽ do cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm công bố sản phẩm. TPBS sẽ do nhà máy sản xuất ra sản phẩm đó chịu trách nhiệm công bố sản phẩm ra thị trường.

 

Các tiêu chuẩn nhà máy sản xuất TPCN phổ biến hiện nay.

Tiêu chuẩn GMP là gì?

Cả nước hiện có khoảng 4.000 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng (TPCN), thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK), nhưng mới chỉ có hơn 300 cơ sở đạt đủ điều kiện GMP. Theo quyết định của bộ y tế, tiêu chuẩn GMP là tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng với tất cả các lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm yêu cầu điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm như: thực phẩm chức năng, dược phẩm, mỹ phẩm, thiết bị y tế,…  

Vậy GMP là gì? Tại sao lại cần chứng nhận GMP?

GMP (Good manufacturing practice) – “Thực hành sản xuất tốt” là một hệ thống đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất liên tục và kiểm soát theo tiêu chuẩn chất lượng. GMP được thiết kế để giảm thiểu các rủi ro trong quá trình sản xuất mà không thể được loại bỏ thông qua việc thử nghiệm các sản phẩm cuối cùng. GMP bao gồm tất cả các khía cạnh của sản xuất mà có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm, bao gồm từ các nguyên liệu đầu vào, cơ sở sản xuất và trang thiết bị, việc đào tạo và vệ sinh cá nhân của nhân viên… được quy định chi tiết bằng văn bản cho mỗi quá trình. Với các nhà máy áp dụng GMP, phải có hệ thống quy trình kiểm soát chi tiết theo từng bước trong quá trình sản xuất – mỗi khi một sản phẩm được thực hiện.

Chứng nhận FDA là gì?

Tiêu chuẩn FDA là những quy định khắt khe của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đưa ra để giám sát độ an toàn những sản phẩm thuộc danh mục quản lý của mình lưu hành trên thị trường Hoa Kỳ.

Bất cứ nhà sản xuất nào nếu muốn xuất khẩu sản phẩm đều phải tuân thủ những quy định của Cục FDA và có được giấy chứng nhận FDA.

Tiêu chuẩn ISO 22000 là gì?

ISO 22000 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được xây dựng bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Một doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm áp dụng và đạt chứng nhận ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.

Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung cấp thực phẩm không phân biệt quy mô.

Tiêu chuẩn Halal

Chứng nhận Halal là chứng nhận rằng những sản phẩm/dịch vụ cụ thể được đánh giá không sử dụng các thành phần Haram và điều kiện sản xuất/cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu của luật Shari’ah và tiêu chuẩn Halal. Hiện nay, có nhiều tiêu chuẩn Halal do các cơ quan có thẩm quyền ban hành đặc biệt là các quốc gia Hồi giáo. Như vậy, tiêu chuẩn Halal sẽ khác nhau tại các quốc gia Hồi giáo và hiện nay tiến trình hài hòa hóa tiêu chuẩn Halal cũng như công nhận lẫn nhau giữa các quốc gia vẫn đang trong đàm phán.

Doanh nghiệp cần xác định thị trường xuất khẩu và chọn chương trình chứng nhận phù hợp (JAKIM/ MUI/ GCC) và  liên hệ với Văn Phòng Chứng nhận Halal để được hỗ trợ về tài liệu, tiêu chuẩn Halal đúng với thị trường xuất khẩu.

 

Glofar Group hiện đang sở hữu hệ thống dây chuyền sản xuất đạt chuẩn GMP và FDA Hoa Kỳ, hiện đại, đồng bộ, khép kín, được nhập khẩu trực tiếp từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc. Quy trình sản xuất GMP được quản lý và giám sát nghiêm ngặt, đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người lao động và giữ vệ sinh khi tiếp xúc với sản phẩm.

 

Công nghệ cao

Trong thế giới ngày càng phát triển, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất TPCN không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu để đảm bảo chất lượng và hiệu quả. 

𝗡𝗮𝗻𝗼𝘁𝗲𝗰𝗵𝗻𝗼𝗹𝗼𝗴𝘆 (𝗖𝗼̂𝗻𝗴 𝗻𝗴𝗵𝗲̣̂ 𝗡𝗮𝗻𝗼): Sự xuất hiện của công nghệ nano trong sản xuất TPCN đã mở ra một kỷ nguyên mới, cho phép các thành phần hoạt chất được phân tán ở kích thước nano, giúp tăng khả năng hấp thụ và hiệu quả của sản phẩm.

𝗞𝘆̃ 𝘁𝗵𝘂𝗮̣̂𝘁 𝗻𝘂𝗼̂𝗶 𝗰𝗮̂́𝘆 𝘁𝗲̂́ 𝗯𝗮̀𝗼 𝘁𝗵𝘂̛̣𝗰 𝘃𝗮̣̂𝘁: Phương pháp này cho phép sản xuất các thành phần thực vật mà không cần đến trồng trọt truyền thống, giảm tác động đến môi trường và đảm bảo nguồn cung ứng ổn định.

𝗖𝗼̂𝗻𝗴 𝗻𝗴𝗵𝗲̣̂ 𝘀𝗶𝗻𝗵 𝗵𝗼̣𝗰 𝗽𝗵𝗮̂𝗻 𝘁𝘂̛̉: Sự phát triển của công nghệ sinh học phân tử giúp nhà sản xuất có thể điều chỉnh cấu trúc di truyền của các thành phần tự nhiên, tạo ra các sản phẩm TPCN với hiệu quả cao hơn, an toàn hơn.

Hiện nay, nhà máy sản xuất Glofar Group đã sở hữu 2 trong 3 công nghệ sản xuất tiên tiến nhất trên thị trường, đảm bảo cho sản phẩm chất lượng, uy tín và hiệu quả.

nhà máy sản xuất, nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng, sản xuất TPCN
Dây chuyền sản xuất của Glofar Group

 

Điều kiện tiêu chuẩn của nguồn cung ứng nguyên liệu

Tiêu chuẩn GACP-WHO góp phần đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, một mắt xích quan trọng giúp tạo nên một sản phẩm chất lượng, đạt chuẩn  với giá thành hợp lý đến tay người tiêu dùng.

Vậy GACP-WHO là gì?

Tiêu chuẩn GACP-WHO là “Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO)”. Đây là các nguyên tắc, tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả của dược liệu.

GACP không đơn thuần là văn bản viết về tiêu chuẩn và quy trình trồng cây thuốc hoặc thu hái từ cây thuốc hoang dã. GACP còn phải đáp ứng đủ các điều kiện, bao gồm: 

  • Cơ sở vật chất phải phù hợp điều kiện tự nhiên và đối tượng trồng trọt, thu hái.
  • Những người trực tiếp trồng trọt, thu hái cũng phải được đào tạo để có sự hiểu biết và kỹ năng thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật của GACP liên quan đến công việc mà họ đang làm. 

Glofar Group đang sở hữu nguồn cung ứng nguyên liệu dược liệu tự nhiên đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu, khai thác dược liệu tự nhiên (GACP-WHO)”, từ đó tạo ra những sản phẩm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chất lượng cao, được đông đảo người người tiêu dùng tin chọn.

Vậy khi muốn sản xuất thực phẩm chức năng cần đáp ứng đủ những pháp lý gì?

Giấy phép công bố sản phẩm

Căn cứ Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về đăng ký bản công bố những sản phẩm như là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng,…

Ngoài ra còn sản phẩm thực phẩm bổ sung sẽ do các nhà máy sản xuất tự công bố những sản phẩm này. Do đó, sản phẩm do nhà máy sản xuất công bố sẽ có kết quả sớm hơn.

Các dạng công bố có thể khi muốn công bố sản phẩm thực phẩm chức năng:

  • Công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe
  • Công bố sản phẩm thực phẩm bổ sung
  • Công bố sản phẩm dinh dưỡng
  • Công bố sản phẩm thực phẩm dùng cho chế độ ăn uống đặc biệt

Giấy phép quảng cáo

Căn cứ Khoản 1, Điều 12 Nghị định 181/2013/NĐ-CP, các sản phẩm như thực phẩm, mỹ phẩm, sản phẩm dinh dưỡng, trang thiết bị y tế,… đều phải xin giấy phép quảng cáo (giấy xác nhận nội dung quảng cáo) từ cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi quảng cáo các sản phẩm này. 

Và chỉ có sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe sẽ xin được giấy phép quảng cáo từ 

Glofar Group sẽ hỗ trợ các thủ tục pháp lý, kiểm định chất lượng sản phẩm và phiếu công bố lưu hành mỹ phẩm ra thị trường cho mọi sản phẩm gia công tại nhà máy sản xuất Glofar.

Xu hướng ngành TPCN

Năm 2024 đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của ngành thực phẩm chức năng, điều đó đã phản ánh nhu cầu với những sản phẩm bảo vệ sức khỏe ngày càng tăng. Theo nghiên cứu, có một số xu hướng nổi bật ngành thực phẩm như:

  • Thực phẩm bổ sung thuần chay: Chế độ ăn thuần chay là chế độ ăn uống chỉ dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và tránh tất cả các thực phẩm có nguồn gốc động vật. Gần đây cách ăn uống này ngày càng trở nên phổ biến do các vấn đề về đạo đức, môi trường và sức khỏe.
  • Thực phẩm “sạch”: Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm TPCN với nhãn “sạch”, không chứa chất phụ gia nhân tạo và có danh sách thành phần rõ ràng, minh bạch​ 
  • Thực phẩm hỗ trợ sức khỏe tinh thần: Gen Z có suy nghĩ và quan điểm sống khác biệt. Với nhiều người trẻ thì giàu có, thành đạt không hẳn là mục tiêu số 1, sức khỏe tinh thần, hạnh phúc mỗi ngày mới là yếu tố được đề cao hơn bao giờ hết.

Kết luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *