Gia công viên sủi và những lưu ý về quy trình và tiêu chuẩn gia công
Viên sủi là một dạng bào chế đặc biệt của viên nén. Do sở hữu những đặc tính lý hóa đặc biệt nên quá trình gia công viên sủi có nhiều điểm khác biệt so với các dạng bào chế khác. Quá trình gia công, sản xuất viên sủi đòi hỏi phải được kiểm soát nghiêm ngặt từ khâu nghiên cứu, bào chế cho đến đóng gói, bao bì. Do đó, trước khi gia công, sản xuất các doanh nghiệp cần nắm rõ quy định, điều kiện và tiêu chuẩn gia công sản phẩm của đơn vị nhận gia công. Từ đó, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Gia công viên sủi là gì?
Viên sủi có hình dạng giống với viên nén nhưng có kích thước to hơn. Cách sử dụng viên sủi, hòa tan với một lượng nước nhất định, sau khi viên sủi tan hết mới sử dụng. Viên sủi được sử dụng để bào chế nhiều loại thuốc khác nhau. Ví dụ: Vitamin khoáng chất, hoặc paracetamol, giảm đau,.. Ưu điểm của viên sủi là có khả năng chuyển từ dạng rắn sang dạng lỏng. Phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau. Khi điều chế viên sủi, có thể kết hợp nhiều loại tá dược để tạo hương, tạo vị. Khi hòa tan, dung dịch sẽ dễ sử dụng hơn với trẻ nhỏ. Do uống dưới dạng hòa tan, nên thuốc hấp thụ tốt hơn, cải thiện nhanh hơn và hiệu quả cao hơn.
Gia công viên sủi là quá trình bào chế thực phẩm chức năng bao gồm các công đoạn phức tạp như: nghiên cứu nguyên liệu, xây dựng công thức phù hợp với yêu cầu khách hàng. Đăng ký công bố sản phẩm. Kiểm định nguyên vật liệu, bao bì. Sản xuất và kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm trước khi lưu hành ra thị trường.
Quy trình gia công viên sủi
Trong số các dạng bào chế thực phẩm chức năng, viên sủi được đánh giá cao về độ tiện dụng và khắc phục được hạn chế của những dạng bào chế khác. Tuy nhiên, Do đặc tính của sản phẩm viên sủi là dễ tan trong nước và dễ bị tan chảy trong môi trường ẩm ướt, quá trình gia công viên sủi đòi hỏi phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, sản xuất bào chế trong điều kiện tiêu chuẩn khắt khe nhất của nhà máy. Quy trình gia công viên nén bao gồm 9 bước sau:
- Bước 1: Xây dựng công thức, tìm kiếm nguồn nguyên liệu.
- Bước 2: Nhập nguyên liệu vào kho, lấy mẫu kiểm đỉnh nguyên liệu
- Bước 3: Chuyển nguyên liệu đã được kiểm nghiệm vào xưởng sản xuất.
- Bước 4: Cân đong, chia mẻ chuyển vào trộn theo kế hoạch sản xuất.
- Bước 5: Dập viên sủi.
- Bước 6: Ép vỉ, đóng lọ, tùy theo quy cách đóng gói.
- Bước 7: Đóng gói.
- Bước 8: Lấy mẫu thành phẩm đã đóng gói để kiểm nghiệm.
- Bước 9: Lưu hồ sơ, vận chuyển bảo quản thành phẩm và phân phối sản phẩm.
Điều kiện gia công viên sủi
Cũng như viên nén, gia công viên sủi cũng trải qua một quy trình gia công khép kín và đồng nhất. Tuy nhiên, quá trình bảo quản và sản xuất viên sủi gặp nhiều khó khăn hơn so với viên nén. Việt nam là đất nước có khí hậu nóng ẩm, ảnh hưởng khá nhiều đến gia công viên sủi. Do đó, viên sủi Phải được bào chế và bảo quản trong điều kiện môi trường tránh ẩm. Môi trường tránh tiếp xúc với acid, base. Các tá dược phải phù hợp với yêu cầu của viên sủi.
Điều kiện lựa chọn tá dược: Đối với tá dược, cần quan tâm 2 loại là tá dược trơn và tá dược sủi. Tá dược trơn vừa cần phải chống ma sát tốt, vừa phải đảm bảo viên rã nhanh, tan được trong nước. Tá dược sủi bọt cần đảm bảo thích hợp về khả năng sủi bọt và độ pH thích hợp để hòa tan các thành phần tá dược khác.
Điều kiện môi trường: Trong quá trình gia công viên sủi, cần đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ sạch được kiểm soát tốt để đảm bảo tuổi thọ cho viên thuốc. Trong đó, độ ẩm tương đối phải nhỏ hơn 40% (Lý tưởng nhất là khoảng 25%). Nếu điều kiện môi trường quá ẩm, sẽ dẫn đến thuốc bị sủi bọt trong quá trình gia công, sản xuất.
Tiêu chuẩn gia công viên sủi
Viên sủi là một dạng bào chế đặc biệt của viên nén. Nên bên cạnh những tiêu chuẩn giống viên nén, thành phẩm viên sủi sau khi gia công cần đảm bảo các tiêu chuẩn đặc trưng sau:
- Độ rã: rã hoàn toàn trong nước trong vòng 5 phút, có nhiệt bọt khí bay ra ở điều kiện đã được quy định.
- Lượng CO2: lượng khí Co2 giải phóng cần đạt yêu cầu quy định.
Reviews
There are no reviews yet.