Viên Hoàn Cứng là gì?
Viên hoàn cứng là một dạng thuốc Đông Y có hình dạng tròn, kích thước từ 3mm đến 12mm (tùy từng phương thuốc) được dùng để uống. Chúng là sự kết hợp giữa bột dược liệu và tá dược, phụ gia theo tỉ lệ nhất định với từng loại nguyên liệu khác nhau.
Mỗi loại viên hoàn cứng có thành phần dược liệu hoàn toàn khác nhau (theo từng bài thuốc). Chính vì vậy chúng cũng có những tác dụng khác nhau, chữa bệnh khác nhau. Ví dụ: viên hà thủ ô, viên dưỡng cốt hoàn, viên nang giải độc hoàn…
Phương pháp bào chế viên hoàn cứng như thế nào?
Có rất nhiều cách để bào chế ra viên hoàn cứng, nhưng chủ yếu chia làm 2 loại: đó là bào chế theo cách thủ công (làm bằng tay hoặc thúng lắc) và phương pháp làm viên hoàn cứng bằng máy móc hiện đại.
Bào chế viên hoàn cứng bằng phương pháp thủ công
Đây là phương pháp làm hoàn cứng được áp dụng từ thời xa xưa khi mà chưa có sự phát triển của máy móc hiện đại, được lưu hành trong dân gian đến tận ngày nay. Việc đầu tiên trong quá trình làm viên đó là xay nhỏ dược liệu (đã được bốc theo thang) bằng cách giã chày hoặc cối.
Sau đó, bột được rây qua sàng lọc, lưới lọc bằng vải hoặc sàng tre để có được bột mịn nhất.
Có 2 cách làm khác nhau trong phương pháp thủ công này:
Thứ nhất: Làm viên bằng cách vê bằng tay
B1: Trộn bột nguyên liệu (bột thuốc đã được xay, giã mịn) với hồ tinh bột (tạo độ kết dính cho viên), sau đó dùng tay nhào thật đều và nhuyễn hỗn hợp trên đến khi không còn cảm giác dính tay (như khi nhào bột làm bánh) thì dừng lại.
B2: Chuẩn bị khay, chậu đã rắc 1 lớp bột khô (lớp bột áo) để chống dính để qua 1 bên.
B3: Véo những miếng thuốc nhỏ đã được trộn đều ở bước 1 và vê thành từng viên nhỏ theo kích thước mình mong muốn. Sau đó thả vào khay đựng đã chuẩn bị ở bước 2 và lắc đều cho viên thấm đều bột áo.
B4: Sau khi đã làm viên hoàn cứng xong, tiến hành đem phơi khô tự nhiên hoặc ta cũng có thể sử dụng máy sấy viên hoàn để sấy nhanh hơn. Cuối cùng là đem sản phẩm bảo quản tại nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời.
Thứ 2: Làm viên bằng thúng lắc
Với phương pháp này, ta cần chuẩn bị 1 thúng lắc đan bằng tre, chậu nhựa tròn, hoặc chậu inox có đáy phẳng trơn, ko gồ ghề (gọi là thúng lắc) và 1 bình xịt nước dạng phun sương (Ví dụ bình tưới cây)
- B1: Đổ bột thuốc đã được xay mịn đã chuẩn bị trước vào trong thúng lắc với lượng phù hợp, tránh đổ quá nhiều sẽ gây trở ngại cho việc lắc thúng và không ngấm đều được nước.
- B2: Xịt nước lên bột đó và tiến hành lắc tròn thúng lắc theo 1 chiều cố định. Lặp lại bước này liên tục (vừa lắc vừa xịt nước lên) đến bột vón cục thành dạng nhỏ như đầu tăm hoặc to hơn 1 chút. Đây gọi là quá trình gây con giống.
- B3: Tiến hành đổ con giống đã gây được ở B2 ra để sàng lọc. Lựa chọn và phân loại con giống ra để có những con giống có cùng kích thước để tiến hành bước tiếp theo.
- B4: Sau khi con giống đã được phân loại và lựa chọn, ta cho con giống vào thúng lắc và tiếp tục cho thêm bột thuốc khô vào thúng lắc. Tiếp tục vừa lắc vừa xịt nước đều tay cho đến khi con giống hình thành dạng viên tròn theo kích thước mình mong muốn.
- B5: Sau khi đã có được viên ta tiến hành phơi khô hoặc sấy để bảo quản.
Hiểu 1 cách đơn giản thì đây là phương pháp làm hoàn cứng theo nguyên lý bao dần lên. Tức là từ con giống nhỏ, ta tiếp tục bao cho lớp bột thuốc tiếp tục bám vào con giống đến khi đạt kích thước yêu cầu.
Phương pháp làm hoàn cứng bằng máy móc hiện đại
Ngày nay, khi công nghệ đã phát triển vượt bậc, máy móc và thiết bị phục vụ cho ngành đông y cũng được nghiên cứu và phát triển dần lên. Từ đó, phương pháp sản xuất viên hoàn cứng cũng đã trở nên dễ dàng và đạt năng suất cũng như chất lượng cao hơn. Điều này giúp cho sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách rộng rãi với mức giá rẻ hơn rất nhiều. Dưới đây là phương pháp làm hoàn cứng bằng 3 loại máy khác nhau để các bạn tham khảo:
Thứ nhất: Làm hoàn cứng bằng khuôn làm viên hoàn thủ công
Khuôn làm viên hoàn thủ công thường là khuôn nhựa với kích thước 6mm hoặc 8mm. Đi kèm theo đó là bộ phận hộ trợ việc đùn sợi tay quay thủ công. Bộ khuôn có mức giá rất rẻ nên được nhiều hộ gia đình ưa chuộng.
- B1: Trộn bột nguyên liệu với hồ tinh bột để tạo độ kết dính. Trộn đều hỗn hợp với độ ẩm phù hợp theo từng loại nguyên liệu.
- B2: Đưa hỗn hợp trên vào bộ phận đùn ép, quay trục bằng tay để đùn ra sợi.
- B3: Đặt sợi thuốc ở bước 2 lên khuôn nhựa, ép và vê sợi thuốc để tạo thành viên.
- B4: Đem viên đi sấy khô hoặc phơi khô để bảo quản.
Thứ hai: Làm viên hoàn cứng bằng máy bao viên
Phương pháp làm viên hoàn bằng máy bao viên tương tự như với phương pháp làm bằng thúng lắc đã nói ở trên. Chỉ có điều, thay thế cho thúng lắc ở đây là lồng bao viên inox 304 có điều chỉnh tốc độ quay và chế độ thổi nhiệt.
- B1: Đổ bột thuốc đã được xay mịn đã chuẩn bị trước vào trong lồng bao với lượng phù hợp và bật công tắc cho lồng quay.
- B2: Xịt nước lên bột đó bằng bình xịt chuyên dụng hoặc vòi phun sương để nước thấm đều lên bột. Lặp lại quá trình xịt nước nhiều lần đến khi bột được tạo thành những viên nhỏ như đầu tăm. Đây gọi là quá trình gây con giống.
- B3: Tiến hành đổ con giống đã gây được ở B2 ra để sàng lọc. Lựa chọn và phân loại con giống ra để có những con giống có cùng kích thước để tiến hành bước tiếp theo.
- B4: Sau khi con giống đã được phân loại và chọn ra những con giống chất lượng tốt nhất, ta tiếp tục cho con giống vào và đổ thêm bột khô (gói là bột áo). Tiếp tục cho máy chạy và xịt nước đều. Lặp lại quá trình cho đến khi đạt được viên hoàn với kích thước mong muốn.
- B5: Đem viên đi sấy hoặc phơi khô, sau đó đóng hộp hoặc đóng gói để bảo quản.
Thứ tư: Làm hoàn cứng bằng máy viên hoàn thuốc đông y tự động
Phương pháp này là phương pháp tối ưu nhất tính đến thời điểm hiện tại. Sản xuất viên hoàn cứng bằng phương pháp này giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và sức lao động, tiết kiệm chi phí thuê nhân công. Đặc biệt là phương pháp này mang lại năng suất rất lớn (5kg đến 100kg/giờ) đáp ứng nhu cầu của những cơ sở sản xuất lớn.
Reviews
There are no reviews yet.